Tổng hợp Tác phẩm văn học thiếu nhi

Chia sẻ các thông tin về sách và giáo dục hữu ích cho trẻ em và phụ huynh tham khảo.

Cho trẻ em học tiếng Anh từ sơ sinh có tốt không?

Thực trạng tại Việt Nam cũng cho thấy rằng đã có rất nhiều trường hợp trẻ em bắt đầu học tiếng Anh rất sớm từ 0-3 tuổi và chỉ nói được tiếng Anh, không nói được tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên thấy con em nói trôi chảy tiếng Anh lại là mong muốn của rất nhiều phụ huynh, đặc biệt ở thành thị. Thường phải đến 4-5 tuổi sự bất thường về ngôn ngữ của trẻ mới rõ ràng khi dùng cả tiếng Anh và Việt. Điển hình như trẻ khó tiếp thu các bài học bằng tiếng Việt trên lớp, khó khăn khi giao tiếp với gia đình, bạn bè bằng tiếng Việt,...

Hơn nữa, nhiều trường hợp khác trẻ phải vào các trung tâm can thiệp phát triển ngôn ngữ để giúp trẻ làm quen và sử dụng tiếng Việt lại từ đầu, thời gian can thiệp kéo dài từ 2 tới 3 năm. Vì sau một thời gian học tiếng Anh thì trẻ gặp phải một số vấn đề như nhầm lẫn hoặc chậm nói,... Các tình trạng này đều được phản ảnh nhiều trên báo chí truyền thông chính thống. Như tại Hà Nội, tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục trong 2 năm 2017-2018, mỗi tháng tiếp nhận trung bình 50 trẻ được phụ huynh đến xin trị liệu. (Theo vtv.vn)

Những thực trạng này ngày càng phổ biến khiến nhiều phụ huynh nghĩ rằng việc cho trẻ học tiếng Anh sớm là nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, học tiếng Anh từ nhỏ chưa chắc đã là lý do gây ra tình trạng rối loạn này. Có những trẻ không học tiếng Anh nhưng vẫn mắc chứng rối loạn về ngôn ngữ. 

Cho trẻ học tiếng Anh sớm gây rối loạn ngôn ngữ đúng không? 

Trước tiên, cho trẻ học tiếng Anh từ nhỏ gây rối loạn ngôn ngữ chưa thực sự chính xác. Mà khi trẻ tiếp thu không đúng cách cùng với các yếu tố liên quan về giao tiếp khác mới là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn ngôn ngữ. Trường hợp được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ 2 khoa học, thụ động thì không gây ra các ảnh hưởng về việc học ngôn ngữ mẹ đẻ làm nền tảng. 

Hầu hết các bé ở trong giai đoạn từ 0-3 tuổi chưa hình thành và sử dụng được ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi phụ huynh cho con học tiếng Anh, sau một thời gian tiếp thu, ở trẻ sẽ có hiện tượng pha trộn giữa hai loại ngôn ngữ Anh – Việt khiến trẻ dễ sử dụng nhầm lẫn giữa các ngôn ngữ. Do đó mà nhiều người cho rằng trẻ đang bị rối loạn ngôn ngữ.

Tuy nhiên tình trạng này không hẳn là dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ, mà đây chỉ là trẻ chưa phân biệt và thành thạo ngôn ngữ trong thời kì đầu học nên dẫn đến việc sai từ, sai chính tả hay phát âm. Theo sự phát triển bình thường, khi trẻ bắt đầu bất kỳ ngôn ngữ nào kể cả tiếng mẹ đẻ cũng gặp phải một số vấn đề về phát âm chưa đúng, đọc lộn ngược,... Và đây đều là các tình trạng bình thường. Nói cách khác, rối loạn ngôn ngữ chưa chắc là tác hại của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm.

Có nên cho trẻ học tiếng anh sớm từ 1-3 tuổi không?

Mặc dù học tiếng Anh rất sớm trước 4-5 tuổi chưa hẳn là nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ. Nhưng theo nhiều chuyên gia, phụ huynh chưa nên cho trẻ học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai quá sớm trước 4 tuổi. Còn nếu cha mẹ muốn dạy tiếng Anh cho bé sớm hơn thì cần tham khảo phương pháp học vô cùng khoa học lâu dài, đúng đắn để tránh gây nên những tác hại trong phát triển ngôn ngữ của bé. 

Nên những phương pháp dạy tiếng Anh sớm ra đời và bắt đầu trở thành một lựa chọn cho nhiều phụ huynh mong muốn con biết tiếng Anh sớm. Tuy nhiên, trẻ cần được áp dụng phương pháp “giáo dục tiếng Anh sớm” một cách khoa học tránh gây các tác hại không mong muốn.

Cách phòng tránh tác hại khi cho trẻ học tiếng Anh sớm

Phụ huynh cần tìm hiểu kỹ càng trước khi cho con học ngoại ngữ từ nhỏ để tránh các tác hại không mong muốn. Phụ huynh cần lưu ý đến một vài yếu tố sau đây:

  • Có phương pháp giáo dục phù hợp: Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có một phương pháp giáo dục tương ứng. Phụ huynh cần xác định được các cách dạy và học hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn và không gây  ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ ở trẻ. 
  • Thực hiện kiên trì theo phương pháp đã xác định, hỗ trợ và động viên cho con trẻ thời gian để tiếp thu và sử dụng ngoại ngữ cùng tiếng mẹ đẻ.
  • Tham khảo các phương pháp giáo dục tiếng Anh cho trẻ tại các cơ sở giáo dục uy tín, lâu năm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Xem thêm: 

https://thebookland.vn/blog/tac-hai-cua-viec-cho-tre-hoc-tieng-anh-som-va-phong-tranh